Công ty CP TRUNG KIÊN là một trong những công ty bao bì hàng đầu ở Việt Nam. Công ty chúng tôi chuyên sản xuất và kinh doanh các loại bao bì nhựa:
+ Bao Jumbo trọng tải lớn (bao FIBC, bao container, bao tấn, big bag,...).
+ Bao dán đáy (bao ad-star).
+ Bao đựng xi măng ( loại KPK, PK, KP, PP,...)
+ In và ghép màng BOPP, bao BOPP.
+ Bao PP dệt các loại.
+ Bao bì mềm phức hợp cao cấp trên các chất liệu: BOPP, PET, PE, Nylon (PA), Cellophan, AL, MPET, CPP, MCPP, PE,.... phục vụ cho các ngành sản xuất: Chế biến thực phẩm, dược phẩm, hoá mỹ phẩm, thuốc BVTV, thức ăn thú cưng ...

Xem thêm...

Giới thiệu chung

Văn hóa doanh nghiệp

Thứ bảy - 15/04/2017 16:16
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, có văn hóa là mơ ước chính đáng của người lao động, cũng là định hướng của rất nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên, dù các nhà quản lý đều hiểu rằng phát huy mạnh mẽ văn hóa doanh nghiệp chính là biện pháp “kích cầu” tốt nhất giúp người lao động năng động, sáng tạo trong công việc, ham muốn gắn bó lâu dài với công ty, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều này. Vậy đâu là định hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững?
Văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp - TrungKien JSC

Nạp “năng lượng tinh thần”
Tinh thần tốt, sức khỏe tốt, trí óc minh mẫn, niềm vui, đam mê, sáng tạo, sẵn sàng cống hiến... tất cả đều là “sản phẩm” của văn hóa tinh thần. Muốn vậy, trước hết cần phải biết sống khỏe, sống đẹp, biết chia sẻ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Người lãnh đạo phải nắm được tổng thể về mặt bằng tri thức, văn hóa, nhân cách của cấp dưới, để linh hoạt trong vấn đề quản lý. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu hoàn cảnh, kịp thời động viên, chia sẻ khi nhân viên gặp khó khăn, hoạn nạn chính là cách nhà lãnh đạo “ghi điểm” tốt nhất với cấp dưới, khiến họ “tâm phục khẩu phục” để tận tâm lao động vì doanh nghiệp.
Hình thức “văn hóa gia đình” cũng nên được linh hoạt ứng dụng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Sự cởi mở, chân thành, yêu thương, kính trọng, sẻ chia, tương trợ, chính là những “nguyên liệu” tinh túy để dựng xây một nền văn hóa doanh nghiệp bền vững.
Điều chỉnh “ví của nhân viên”  một cách công bằng
Đây hoàn toàn là vấn đề thực tế, khi “ví của nhân viên” chính là sự hình tượng hóa mức thu nhập của nhân viên, bao gồm cả lương, thưởng, và các phụ phí khác. Vấn đề thưởng – phạt đồng nghĩa với việc tăng hoặc giảm mức thu nhập của nhân viên, luôn được người lao động quan tâm, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện công bằng, nghiêm minh.
Thưởng – phạt cần dựa trên nguyên tắc hiệu suất công việc, thái độ hành vi trong lao động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích chung của tập thể, lợi ích của doanh nghiệp. Nếu không thực sự công minh, vấn đề thưởng – phạt sẽ trở thành nỗi lo ngại của người lao động, khiến họ có tư tưởng dè chừng, không chuyên tâm vào công việc, hoặc chạy theo thành tích. “Một trăm tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, câu nói này thể hiện đúng nhất giá trị của tiền thưởng. Ngoài giá trị vật chất, tiền thưởng còn mang lại giá trị tinh thần, là thước đo cho giá trị năng lực, khả năng cống hiến của mỗi nhân viên.
Vấn đề phạt cũng cần “đúng người, đúng tội”, tuy nhiên khi xử lý người vi phạm cần công tâm, tôn trọng giá trị nhân cách của người lao động, mở ra những cơ hội để người lao động sửa sai, cống hiến.
Vì vậy, thưởng - phạt tuyệt đối tránh sự qua loa, đại khái, hình thức, nặng nhẹ chuyện quan hệ riêng tư. Chi tiết việc thưởng - phạt cần đưa vào quy chế công ty, ban hành bằng văn bản, được thể hiện công bằng, nghiêm minh như nhau, cho dù người được trọng dụng hay người vi phạm là nhân viên hay là sếp.
Xây dựng văn hóa, trước hết phải vì lợi ích tập thể
Văn hóa được xây dựng lên từ số đông, nên cần phải vì lợi ích tập thể. Văn hóa không phục vụ cho một số người, khu trú cho từng đối tượng, mà phải dựa trên sự đồng thuận của đa số nhân viên, không phân biệt đẳng cấp, trình độ, công việc.
Rõ ràng, một chị lao công cũng cần biết cười, biết lịch sự, và đương nhiên nếu chị hoàn thành tốt phần việc của mình, chị hoàn toàn xứng đáng nhận được sự khen thưởng, ghi nhận từ tập thể.
Một phó giám đốc, thậm chí giám đốc cũng không có quyền vi phạm quy chế, hay làm trái lại những chuẩn mực văn hóa, họ không thể tách mình ra khỏi tập thể, nên phải tôn trọng lợi ích chung của tập thể.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần sự đồng thuận, cần hướng tới lợi ích số đông, lợi ích cộng đồng. Chính sức mạnh của số đông sẽ làm nên thương hiệu, giá trị, cũng như quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa của doanh nghiệp, để có đội ngũ nhân viên tận tâm, tận trí, tận lực - đây chính là quy luật, là định hướng đúng đắn dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp.

Tác giả bài viết: Trung Kien

 Từ khóa: Văn hóa doanh nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay8,618
  • Tháng hiện tại109,614
  • Tổng lượt truy cập11,347,117
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây